Vị trí và đặc điểm hình thể Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)

Vị trí

Cửu Đỉnh đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.

Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đỉnh; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Đặc điểm hình thể

Tên đỉnhKhối lượng (cân Việt Nam)Khối lượng (kg)Chiều cao toàn bộ (mét)Chiều cao đến miệng (mét)Chiều cao chân (mét)Chiều cao quaiChu vi thân bầu (mét)Chu vi cổ (mét)Chu vi miệng (mét)Đường kính miệng (mét)Chiều rộng quai (mét)
Cao đỉnh4307 cân2601,42,52,021,050,485,073,014,2751,380,48
Nhân đỉnh4160 cân2152,62,311,840,870,425,043,194,2851,3650,56
Chương đỉnh3472 cân20792,271,860,950,415,0353,514,2451,350,5
Anh đỉnh4261 cân2595,72,251,830,940,425,0553,544,281,370,51
Nghị đỉnh4206 cân2595,72,311,90,890,415,083,534,281,370,54
Thuần đỉnh3229 cân1950,32,3251,90,850,4255,0473,524,261,3650,51
Tuyên đỉnh3421 cân2066,42,351,910,930,545,063,524,281,370,61
Dụ đỉnh3341 cân2017,92,3371,910,960,4275,13,614,3251,380,44
Huyền đỉnh3200 cân19352,311,90,950,415,053,574,431,9
Nguồn: Trang điện tử Huế - Xưa và Nay thuộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế[4]